810 186
Minh Đức. 15:05:36 08-04-2018 (GMT+7) -- Lượt xem: 1173.
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Hạnh phúc chân thật

Hạnh phúc chân thậtĐối với mọi người, hạnh phúc là một danh từ rất đẹp. Nhưng quan điểm của mỗi người về hạnh phúc lại không giống nhau. Có người nói: “Tôi không hạnh phúc vì tôi không có tiền. Tiền đem lại hạnh phúc cho tôi”. Có người nói: “ Tôi không hạnh phúc vì tôi không có quyền thế. Tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc khi có quyền”. Có người nói: “Tôi không hạnh phúc vì tôi không có danh. Danh chính là hạnh phúc của tôi”.

 

Có tiền thì có thể mở công ty, mua xe, mua nhà…nhưng đó cũng chưa phải là hoàn toàn hạnh phúc. Có quyền có thể sai khiến được người, làm cho người phục tùng theo mệnh lệnh của mình nhưng đó cũng chưa phải là hạnh phúc mỹ mãn. Có danh có thể được người tôn kính, sùng bái, ngưỡng mộ nhưng đó cũng chưa phải là chân thật hạnh phúc.

Thọ hưởng vật chất, sức mạnh của quyền lực, sự vẻ vang của danh vọng, địa vị chỉ khiến cho người có cảm giác thỏa mãn nhất định. Có thể tạm gọi đó là hạnh phúc nhưng đó chỉ là một cảm giác tạm thời. Vì lòng tham không bao giờ biết đủ.

Lúc không có tiền thì mong đợi có tiền. Có tiền rồi chỉ vui trong chốc lát rồi lại thấy không đủ mong có được nhiều hơn. Lúc không có quyền thế thì cầu mong cho đạt được dù chỉ là một chức nhỏ. Lúc đạt được rồi thì mong được thăng chức, có chức vụ rồi lại muốn chức vụ cao hơn. Khi chưa có danh thì muốn được mọi người trọng vọng, khi có trong tay rồi thì lại chê nhỏ muốn được nhiều hơn, to hơn. Cho nên nói tiền bạc, quyền thế, danh vọng chưa phải hoàn toàn hạnh phúc. Hạnh phúc chân thật là sự cảm nhận nơi tâm.

Phàm phu chỉ nhìn bề ngoài của sự vật lấy sự thỏa mãn dục vọng cho là hạnh phúc. Người trí nhìn thấu bản chất của sự vật, thấy rõ vạn vật thế gian đều thay đổi, chuyển dời làm cho con người phiền não, khổ đau. Trên phương diện thế gian mà nói, nhu cầu vật chất là cần thiết nhưng vấn đề then chốt ở đây là phá trừ chữ tham. Quyền lợi, địa vị chánh đáng vốn không có gì xấu nhưng đừng quá si mê cố chấp để bị nó sai sử.

Con đường trung đạo mà đức Phật dạy cho mọi người là hãy nhận biết chính mình, thanh lọc tâm linh đừng để tham, sân, si che mờ tâm trí. Như vậy mới có thể xa lìa khổ não đạt được hạnh phúc chân thật nơi tâm.

 
Liên Thảo (chuyển dịch)
Chia sẻ với bạn bè qua:
Các tin đã đăng:
Thông tin tòa soạn
Liên hệ tòa soạn